Translate

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Các chất liệu mặt bàn bếp nhân tạo

Những chất liệu mặt bàn bếp nhân tạo

Không chỉ trang trí với đá tự nhiên, trong lĩnh vực nội thất phòng bếp mặt bàn bếp đá nhân tạo cũng rất sôi động với những vật liệu mới và tạo ra thẩm mỹ riêng. Hãy cùng điểm qua những chất liệu này và cùng xem ưu nhược điểm của chúng nhé.
Trong thiết kế và thi công nội thất, đá bàn bếp nhân tạo gồm có 7 loại chính
+Bê tông (concrete)
+Đồng
+Đá nhân tạo solid
+Laminate
+Kính
+Kính tái chế
+Thép không rỉ
Tùy từng điều kiến gia đình và sở thích mà mỗi người có một lựa chọn của riêng mình. Hãy cùng điểm qua một vài nét của những kiểu mặt bàn đá nhân tạo này nhé.

1.Bàn bếp đá nhân tạo – solid
Đây được coi là một trong những vật liệu phổ biến nhất làm bàn bếp. Loại đá nhân tạo làm bàn bếp này có những ưu điểm vượt trội không thể bỏ qua như
+Thẩm mỹ: nội thất phòng bếp nhà bạn luôn cần đẹp và đá nhân tạo là lựa chọn hết sức hợp lý. Chúng có bề mặt nhẵn, nhiều hoa văn đá tự nhiên, cũng như thích hợp với các kích thước và hình dạng khác nhau
+Ưu điểm về vật lý: cứng, bền, dễ lau chùi, không có vi khuẩn hoặc vết bẩn bám vào.
Đá nhân tạo được chế tạo theo công thức 2/3 đá tự nhiên + 1/3 keo acrylic, được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế nội thất phòng bếp. Kể cả các khu chung cư hoặc nhà lô phố đều có thể áp dụng vật liệu đẹp và chất lượng này.

mặt bàn bếp nhân tạo 1
Đá nhân tạo làm bàn bếp
2.Bê tông
Loại vật liệu làm bàn bếp này nghe có vẻ khá xa lạ và nặng nề trong nội thất phòng bếp, nhưng chúng cũng có những ưu điểm riêng mà bạn nên cân nhắc khi trang trí lại nội thất hoặc cải tạo nhé
+Là loại vật liệu đứng đầu bảng trong những mặt bàn bếp nhân tạo bền nhất
+Phẳng – với công nghệ hiện nay, hoàng toàn có thể thiết kế tạo ra bề mặt bàn bếp phẳng. Điều này rất quan trọng đến thẩm mỹ của nội thất trong phòng bếp.
+Dễ dàng vệ sinh: chỉ cần nước ấm + xà phòng là có thể làm sạch.

mặt bàn bếp nhân tạo 02
Bàn bếp làm từ bê tông
Đây là vật liệu mới, nhưng trong tương lại sẽ trở nên phổ biến hơn trong nội thất do nhu cầu đa dạng của con người về các loại vật liệu thay thế, không chỉ có gỗ hoặc đá tự nhiên.
Bàn bếp chất liệu bê tông

3. Bàn bếp làm từ đồng
Một cái tên nữa nghe rất lạ phải không? Đây là chất liệu nhân tạo làm bàn bếp khá mới và thường những gia đình có điều kiện hoặc muốn tìm về nét cổ điển thường hay áp dụng.

mặt bàn bếp nhân tạo 03
Mặt bàn bếp làm từ đồng
4.Mặt bàn bếp laminate
Laminte là chất liệu rất hay được dùng trong tủ bếp, đồ trang trí phòng khách, tủ áo. Và giờ đây chúng còn được ứng dụng sang làm bàn bếp. Ưu điểm ủa nó thì quá rõ rồi và nếu yêu thích chất liệu này hãy thêm nó ngay vào nội thất trong gian bếp nhé.

mặt bàn bếp nhân tạo 04
Bàn bếp bằng laminate
5.Bang bếp bằng thép không rỉ
Bàn bếp bằng thép không rỉ cũng là lựa chọn mới cho những người thích phong cách sống hiện đại. Tuy nhien bạn cũng nên lưu ý để cân bằng phong thủy, đừng để nhiều kim loại quá trong bếp.

mặt bàn bếp nhân tạo 05
Thép không rỉ được ứng dụng trong nội thất phòng bếp
6.Chất liệu kính
Một lựa chọn rất thẩm mỹ và cá tính đối với một căn bếp. Nó tạo hiệu ứng thị giác tốt, dành cho những ai muốn phòng bếp trở nên sáng sủa, tươi mát.

mặt bàn bếp nhân tạo 06
Bàn bếp bằng kính
7.Bàn bếp làm bằng kính tái chế.
Bạn muốn một vật liệu độc đáo, ấn tượng? Đây chính là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Vật liệu mới mẻ này chắc chắn làm nội thất phòng bếp khác biệt hơn rất nhiều.

mặt bàn bếp nhân tạo 07
Chất liệu kính tái chế - recycled glass
Như vậy là mình đã giới thiệu xong về chất liệu làm bàn bếp nhân tạo, hy vọng rằng bạn đã có lựa chọn của riêng mình hoặc biết thêm các chất liệu mới. Chúc bạn có một phòng bếp như ý. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét